Kỹ thuật ghép xương xuất hiện trong nha khoa nhằm khắc phục tình trạng không có đủ xương hàm đối với các bệnh nhân lựa chọn trồng răng implant. Bài viết này sẽ đi sâu vào chi tiết kỹ thuật ghép xương trong trồng răng implant, bao gồm quy trình, các loại vật liệu ghép xương, lợi ích và rủi ro.
1. Ghép xương trong implant là gì?
Ghép xương trong quá trình implant là một thủ thuật phẫu thuật nha khoa được thực hiện khi xương hàm không đủ mạnh, đủ dày hoặc không đủ để hỗ trợ việc đặt implant nha khoa một cách ổn định.
Khi một răng bị mất, xương hàm có thể mất dần do thiếu áp lực từ việc nhai hoặc không có răng tự nhiên để duy trì xương. Trong trường hợp này, ghép xương có thể được thực hiện để bổ sung thêm lượng xương cần thiết vào vị trí xương hàm bị tiêu, giúp tăng thể tích xương và hỗ trợ cho trụ implant đứng vững khi được cấy ghép.
Quá trình ghép xương có thể bao gồm:
- Thu thập xương: Bác sĩ có thể lấy xương từ các nguồn khác nhau như xương của chính bệnh nhân từ một vùng khác trên cơ thể (như xương hông) hoặc sử dụng xương từ nguồn lấy từ các nguồn nhân tạo hoặc động vật. Tùy thuộc vào tình trạng tiêu xương, nhu cầu và điều kiện kinh tế của người bệnh mà có thể chọn loại vật liệu ghép xương phù hợp.
- Chuẩn bị vùng ghép: Xương ghép được chuẩn bị và đặt vào vị trí cần thiết trên xương hàm để tạo ra một nền móng tốt để đặt implant.
- Thực hiện trồng implant: Bác sĩ sẽ gây tê cho bệnh nhân và tiến hành mở nướu để đưa vật liệu ghép xương vào vị trí cần cấy ghép, giúp bổ sung xương, đảm bảo cho quá trình đặt trụ implant hiệu quả.
- Phục hồi và hồi phục: Sau khi xương ghép được đặt, quá trình lành và hồi phục sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ vài tháng đến một năm tùy thuộc vào trường hợp cụ thể. Trong thời gian này, xương ghép sẽ hợp nhất và trở thành một phần của xương tự nhiên, tạo điều kiện tốt để đặt implant nha khoa sau này.
2. Trường hợp cần ghép xương trước khi cấy ghép implant
Ghép xương thường được chỉ định đối với các đối tượng bệnh nhân bị tiêu xương do mất răng lâu ngày, thiếu xương hay xương hàm nhỏ, mỏng không đủ điều kiện để đặt trụ implant. Các trường hợp cần phải ghép xương cụ thể như:
- Người bị tiêu xương hàm do mất răng lâu năm.
- Người có tình trạng xương hàm mỏng, hoặc xương hàm bị yếu do bẩm sinh
- Một số trường hợp bị mất xương do chấn thương mạnh sau tai nạn hoặc biến chứng để lại từ phẫu thuật…
3. Công nghệ ghép xương trong implant
Ghép xương trong cấy ghép implant là thủ thuật rất quan trọng trong nha khoa vì nó quyết định sự thành công của ca phẫu thuật trồng răng implant. Trường hợp nếu xương bệnh nhân không đủ dày, chiều cao do bị tiêu xương, trụ implant được cấy sẽ khó có thể đứng vững và ổn định bên trong xương hàm.
Dựa vào mức độ tiêu xương, độ dày mỏng, chiều cao của xương hàm mà các bác sĩ sẽ chỉ định có nên dùng phương pháp ghép xương trong cấy răng implant.
– Thực hiện ghép xương: Bác sĩ sẽ cho thêm xương vào vị trí cần ghép xương, sau đó bác sĩ tiến hành đặt trụ implant ngay lúc đó hoặc là phải chờ từ 6-12 tháng tùy vào tình trạng xương hàm, để xương ổn định rồi mới tiến hành đặt implant.
– Nâng xoang hàm: Trong một số trường hợp xương hàm bị mỏng, gần với xoang hàm, bác sĩ buộc phải tiến hành nâng xoang rồi mới cấy trụ implant vào xương hàm.
- Phương pháp mở: Bác sĩ sẽ phẫu thuật mổ dọc theo đáy hành lang, nâng màng xoang lên và ghép xương.
- Phương pháp đóng: Bác sĩ sẽ dùng khoan chuyên dụng thực hiện nâng xoang hàm và đưa vật liệu ghép xương vào. Thực hiện đặt trụ implant ngay tại vị trí lỗ khoan, vừa có thể nâng xoang và ghép xương trồng răng implant.
Ghép xương trong trồng răng implant là một thủ thuật khó, đòi hỏi bác sĩ phải có kỹ năng vững và giỏi, giàu kinh nghiệm. Tùy thuộc vào từng trường hợp, sau khi thăm khám răng miệng và có kết quả chụp x-quang cụ thể, bác sĩ dựa vào kết quả sẽ ra quyết định trồng răng implant có cần ghép xương hay không.