Mất răng lâu năm không đồng nghĩa với việc bạn không thể trồng răng thay thế. Trồng răng là một phương pháp phục hình răng bị mất hoặc hỏng để cải thiện chức năng và thẩm mỹ. Việc trồng răng có thể được thực hiện cho hầu hết mọi người, ngay cả khi họ đã mất răng trong một thời gian dài.
1. Những hậu quả khi bị mất răng lâu năm
Tình trạng mất răng thường xuất phát từ các nguyên nhân phổ biến như tuổi tác, bệnh lý răng miệng, chấn thương, tai nạn,… Và vì bất kỳ lý do nào, nếu mất răng mà không trồng lại đều sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trên không mặt cũng như việc ăn uống.
Ảnh hưởng đến quá trình nhai và tiêu hóa
Hầu hết tất cả các răng trên cung hàm đều đóng vai trò trong việc cắn xé và nhai thức ăn. và khi bị mất răng cũng đồng nghĩa là khả năng nhai thức ăn sẽ giảm, nhất là những chiếc răng hàm.
Trong trường hợp thức ăn thô không được nghiền thật nhuyễn trước khi đưa xuống dạ dày sẽ làm cho dạ dày co bóp nhiều hơn và bệnh đau dạ dày cũng xuất hiện từ đó.
Gây lão hóa khuôn mặt
Vùng xương hàm ngay tại vị trí bị mất răng không còn nhận được sự kích thích cơ học thông qua việc ăn nhai một thời gian dài thì chúng sẽ dần tiêu đi.
Đa phần sau khi mất răng khoảng 3 tháng thì xương hàm sẽ có dấu hiệu suy thoái. Khoảng 12 tháng sau đó, xương hàm sẽ tiêu 25% và nó sẽ tăng lên 40 – 60% sau 3 năm mất răng.
Biểu hiện của tiêu xương hàm là nướu dần teo lại và lõm xuống. Kèm theo đó là vùng má bị hóp vào, da quanh khóe miệng bắt đầu chảy xệ khiến khuôn mặt bạn trông già hơn so với tuổi thật.
Tình trạng xô lệch trong hàm răng
Mỗi chiếc răng trên cung hàm còn được ví như một mắt xích quan trọng và chúng làm điểm tựa cho nhau để tạo thành một liên kết chắc chắn, ổn định. Do đó trong hàm nếu bị mất một hoặc 1 vài chiếc răng thì hiển nhiên những chiếc răng còn lại sẽ bị mất đi điểm tựa mà trở nên yếu hơn.
Đặc biệt, răng còn có xu hướng nghiêng dần về khoảng trống bị mất răng, dẫn đến tình trạng xô lệch, sai khớp cắn, lâu dần sẽ có thể bị viêm khớp thái dương hàm.
2. Mất răng lâu năm có thể trồng răng được không?
Hiện nay, có phương pháp trồng răng giả phổ biến như răng giả tháo lắp, bắc cầu sứ và cấy ghép Implant.
- Răng giả tháo lắp có thể nói đây là phương pháp truyền thống đã có từ rất lâu đời. Cấu tạo của răng giả tháo lắp bao gồm nền hàm làm từ nhựa hoặc khung kim loại, bên trên là có đính những chiếc răng giả. Phương pháp này có thể được áp dụng cho hầu hết mọi trường hợp bị mất răng và nhất là mất răng toàn hàm.
- Cầu răng sứ là kỹ thuật trồng răng giả cố định được thực hiện bằng cách bác sĩ sẽ tiến hành mài các răng kế cận vị trí mất răng làm trụ để nâng đỡ. Sau đó, phục hình dãy cầu sứ để đặt lên trên trụ vừa được mài để lấp đầy khoảng trống mất răng. Tuy nhiên, phương pháp cầu răng sứ chỉ phù hợp với đối tượng bị mất 1 hoặc 1 vài răng.
- Cấy ghép Implant là phương pháp trồng răng hiện đại nhất và được áp dụng cho mọi trường hợp mất răng. Trong đó, trụ Implant sẽ đóng vai trò như chân răng thật được các bác sĩ cấy vào trong xương hàm ngay tại vị trí răng bị mất. Sau đó, người bệnh phải chờ một khoảng thời gian để lành thường, trụ Implant ổn định và tương thích chắc chắn với xương hàm và bác sĩ sẽ phục hình răng sứ lên trên trụ implant thông qua khớp nối Abutment.