Hiện nay phương pháp trồng răng implant đang được rất nhiều người quan tâm, do đó trên thị trường cũng có rất nhiều loại răng sứ khác nhau.
Khác nhau về chất lượng, giá thành nhưng chúng vẫn có một đặc điểm chung là đem lại một hàm răng trắng đẹp như ý cho người dùng. Để biết rõ hơn về từng loại răng sứ thẩm mỹ mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
1. Các loại răng sứ trong trồng răng implant hiện nay
1.1 Răng sứ kim loại
Răng sứ kim loại được phân thành hai loại khác nhau là răng sứ kim loại thường và răng sứ kim loại Titan.
-
Răng sứ kim loại thường:
Loại răng sứ thường có phần khung được cấu tạo bởi hợp kim Ni – Cr hoặc Co – Cr. Bên cạnh đó, răng được phủ một lớp sứ trắng bên ngoài. Đây cũng là một trong các loại răng sứ được nhiều khách hàng ưa thích nhất, bởi giá thành phù hợp túi tiền và khả năng cải thiện thẩm mỹ răng tương đối cao.
Nó có thể khắc phục các nhược điểm của răng thưa, xỉn màu, răng hô, răng sứt mẻ. .. Có độ cứng và chịu lực cao, khả năng ăn nhai như răng thật, bảo vệ răng thật tối ưu và có chi phí thấp.
Tuy nhiên dưới tác dụng của axit trong nước bọt có thể dẫn đến quá trình oxy hoá trên răng sẽ xảy ra các phản ứng thay đổi màu răng, gây đen dần cổ răng. Khi có ánh sáng chiếu vào sẽ lộ rất rõ màu đen kim loại. Tuổi thọ của dòng răng sứ này không cao chỉ khoảng 5-7 năm.
-
Răng sứ kim loại Titan
Răng sứ Titan có phần khung bên trong được chế tạo bởi hợp kim Titan và phần bọc bên ngoài cũng làm hoàn toàn bằng sứ. Trong thành phần của răng sứ Titan có chứa tinh chất Titanium, do đó trọng lượng của răng nhẹ hơn so với răng sứ kim loại thông thường nhưng vẫn chắc khoẻ hơn. Tính thẩm mỹ tự nhiên cũng vượt trội so với người anh em kim loại thông thường, độ bền cũng cao mà lại có giá thành phải chăng. Tuổi thọ răng khoảng 10-15 năm.
Tuy nhiên mức độ trắng răng không được hoàn toàn như ý, và khả năng bể vỡ răng cũng cao hơn so với răng thật.
Chất liệu Titanium được chứng minh là có khả năng tương thích cao, lành tính và không gây kích ứng cho cơ thể con người như răng sứ kim loại thường. Cũng vì thế mà chi phí bọc răng sứ Titan cao hơn với răng sứ kim loại thường.
1.2 Răng sứ không kim loại
Có khá nhiều loại răng sứ không kim loại, các loại răng sứ này thường có độ bền, chắc chắn khi sử dụng và có tuổi thọ cao như răng sứ Cercon, răng sứ Zolid, răng sứ Zirconia. ..
-
Răng sứ Zirconia
Răng sứ Zirconia có phần thân răng được cấu tạo bởi sứ Zirconia cứng chắc và lớp sứ tạo màu, nhằm giúp màu sắc răng sứ giống màu của răng thật. Có độ bền, chịu lực nhai tốt, chịu va đập và mài mòn cao. Ngoài ra còn có khả năng tương thích tốt với cơ thể người, hạn biến chứng, răng có tuổi thọ cao (khoảng 10-15 năm).
-
Răng sứ không kim loại Cercon
Răng sứ Cercon là dòng răng toàn sứ cao cấp với kết cấu bao gồm lớp sườn bên trong là chất liệu sứ Zirconia và lớp sứ Cercon bao bọc bên ngoài. Đây được xem là một trong những loại răng toàn sứ cao cấp nhất hiện nay, đảm bảo tuyệt đối về độ an toàn, độ bền cao và cực kỳ an toàn đối với sức khoẻ. Tuổi thọ răng đạt 15-20 năm.
-
Răng sứ không kim loại Zolid
Răng sứ không kim loại Zolid là dòng răng toàn sứ cao cấp được chế tác tại Đức có tên gọi đầy đủ là Zirconia Ceramill Zolid. Loại răng sứ này rất phổ biến và thường được sử dụng trong phương pháp phục hình cấy ghép Implant hay bọc răng sứ thẩm mỹ. Nó có màu trắng sáng tự nhiên, không bị đục, rất bền màu, và tuổi thọ có thể kéo dài đến trọn đời nếu được sử dụng với kỹ thuật tốt và vệ sinh răng miệng tốt.
Răng sứ không kim loại Zolid được cấu tạo với khung sườn bên trong được cấu tạo hoàn toàn bởi chất liệu sứ Zirconia cao cấp với đặc tính: trọng lượng nhẹ, tương thích hoàn toàn với môi trường, độ chống dính và chịu va đập cao.
2. Chăm sóc răng sứ khi trồng răng Implant
Đối với răng sứ trên trụ Implant, bệnh nhân cần chú ý chăm sóc kỹ hơn so với răng thật. Cần lưu ý những điều sau đây:
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ chăm sóc răng miệng cá nhân. Tốt hơn hết nên dùng loại bàn chải lông mảnh, nhỏ. Nên dùng các dụng cụ hỗ trợ vệ sinh răng miệng như chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước.
- Đánh răng sạch sẽ, đặc biệt nên chải kỹ càng sau mỗi bữa ăn. Sử dụng tăm đúng cách, sạch sẽ, không dùng răng, tăm nhọn xỉa răng làm tổn thương mô nướu.
- Thường xuyên thăm khám răng miệng nhằm kiểm tra chất lượng implant và răng sứ. Cạo vôi răng 6 tháng/lần, làm sạch mảng bám vôi răng, tránh gây viêm nhiễm tại vị trí cấy ghép Implant.
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Ưu tiên sử dụng những loại thực phẩm tươi sống, đã qua chế biến chín kỹ. Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm quá cứng hay quá dai, những thực phẩm có chứa đường cao như nước ngọt có gas, bánh kẹo. ..
Xem thêm: Trồng răng implant răng cửa mất bao lâu?