Trồng răng implant lần 2 liệu có được không ?

Trường hợp nếu trụ Implant không thể tích hợp với xương hàm và bị đào thải thì trồng răng Implant lần 2 liệu có được hay không? Đây là câu hỏi được nhiều khách hàng thăm hỏi khi đến nha khoa chúng tôi và sẽ được giải đáp ngay qua bài viết sau đây nhé!

Trồng răng implant lần 2 liệu có được không ?

1. Cấu tạo của trồng răng Implant

So với các cách cấy ghép bình thường khác, Implant là phương pháp được tiên tiến nhất, được review cao vì có nhiều ưu điểm nổi trội hơn có nhờ cấu trúc bao gồm 3 phần ưu việt.

  • Trụ Implant

Trụ Implant được cắm thẳng vào xương hàm ở vị trí mất răng. Được sản xuất từ vật liệu Titanium nguyên chất nên trụ Implant có khả năng tích hợp tốt với xương hàm giúp răng được cố định chắc chắn và ngăn ngừa tiêu xương hàm hiệu quả.

  • Khớp nối Abutment

Đây là cầu nối giữa trụ Implant và thân răng sứ ở trên cao, an toàn với con người.

  • Mão răng sứ

Mão răng sứ có kiểu dáng, màu sắc giống với răng thật và đảm nhiệm chức năng ăn nhai tại vị trí răng bị mất.

Tuy nhiên, có một số trường hợp, vì một nguyên nhân nào đó khiến trụ Implant tạm thời không tích hợp và bị đào thải. Khi ấy, bạn phải tiến hành trồng răng Implant lần 2.

Xem thêm: Trồng răng implant bao lâu thì ăn lại bình thường?

2. Nguyên nhân khiến trụ Implant bị đào thải

Cấy ghép Implant là kỹ thuật phục hình răng tiên tiến, có độ an toàn cao nhất hiện nay. Tuy nhiên, vì đây là kỹ thuật phức tạp và yêu cầu cao về mật độ xương của người bệnh nên bất cứ sai sót nào xảy ra trong quá trình cấy ghép cũng có thể gây những hậu quả về sau. Điển hình là trụ Implant bị đào thải.

Những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đào thải của trụ Implant gồm:

2.1.  Nguyên nhân khách quan

  • Vật liệu trụ Implant kém chất lượng, không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng sẽ gây cản trở trong quá trình tích hợp giữa xương hàm và trụ Implant. Khi này, trụ Implant sẽ bị đào thải ra ngoài.
  • Các sai sót trong quá trình cấy trụ Implant như đặt trụ sai tư thế, cấy trụ quá dài, . .. mà bác sĩ nha khoa không có chuyên môn thực hiện cũng là tác nhân gây đào thải trụ Implant.

2.2. Nguyên nhân chủ quan

  • Sau khi cắm trụ do chăm sóc không đúng cách hoặc chịu va đập mạnh từ ngoại lực tác động.
  • Xương hàm bị xốp, yếu, mật độ xương không đủ để giữ chắc trụ Implant.
  • Tình trạng sâu răng, viêm lợi, viêm nướu ở các răng lân cận cũng gây ảnh hưởng và làm đào thải trụ Implant.

3. Trồng răng Implant lần 2 liệu có được không?

Trồng răng Implant lần 2 liệu có được không khi trụ Implant bị đào thải đang là nổi băn khoăn của rất nhiều người. Bởi khoảng trống ở vị trí Implant bị đào thải sẽ gây nhiều bất tiện trong việc đi lại. Về lâu dài còn có thể gây tiêu xương hàm, răng bị xô lệch khớp cắn sẽ mang đến tâm lý tự ti khi giao tiếp.

Các bác sĩ nha khoa khuyên rằng, ngay từ khi phát hiện trụ Implant có dấu hiệu bị đào thải, hãy đến ngay phòng khám nha khoa để được kiểm tra và điều trị kịp thời, không gây tổn thương đến các răng xung quanh và ngăn ngừa nhiễm trùng ở vùng nướu. Khi này, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ trụ Implant ra khỏi xương hàm. Sau đó điều trị vết thương vùng nướu và đợi lành hẳn mới tiến hành cấy ghép Implant lần 2.

Vậy nên khi trụ Implant bị đào thải, bạn vẫn có thể cấy ghép Implant lần 2. Cần tiến hành càng sớm càng tốt nhằm không bị tiêu xương hàm gây cản trở trong quá trình phục hình nha.